Khi nhắc tới ballad, bạn sẽ nghĩ ngay tới những bản tình ca, những ca khúc trữ tình chứa chan cảm xúc. Nhưng về nguồn gốc cũng như đặc trưng của dòng nhạc này thì có thể bạn vẫn chưa biết hết. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin vô cùng thú vị, rất đáng để khám phá.
Một trong những thể loại nhạc được nhiều người khi hát karaoke lựa chọn nhất. Số lượng bài hát trong đầu karaoke thuộc thể loại ballad cũng chiếm đa phần. Bởi đây là dòng nhạc dễ hát, dễ thuộc và phù hợp với chất giọng của rất nhiều người. Đây cũng chính là nguyên nhân ballad có sức sống đến như vậy.
Có nhiều quan điểm cho rằng ballad đã được thực hiện do một số nghệ sĩ hát rong tạo nên nhưng đại đa số đã được thực hiện bởi người dân châu Âu. Các nhà học giả cho rằng các bản ballad nổi lên ở Tây Âu từ thế kỷ XIII. Nội dung của các bản ballad thường về tình yêu vĩnh cửu, cái chết, danh dự và sự phản bội hay còn gọi được gọi là những bản tình ca cũ.
Ballad bắt nguồn từ dòng nhạc country và folk – với giai điệu chậm, thong thả do bắt nguồn từ dòng nhạc country nên lời lẽ không hoa mỹ, nhưng vẫn đủ để tạo nên cảm xúc cho người nghe bởi mang nhiều tâm trạng của tác giả và người hát.
Nhìn chung, giai điệu của ballad khá cũ so với hiện tại bởi nó đến từ truyền thống dân gian. Đa phần là nói về tình yêu đơn phương của các cặp đôi.
Cũng chính vì giai điệu khá cổ điển nên ballad kết nối mạnh mẽ với các điệu múa ba lê. Những giai điệu múa đã được công bố trong cuốn sách nhỏ như John Playford của The English Dancing Master. Trong mười tám phiên bản của nó, 1651-1728, Playford công bố phát sóng phổ biến nhất trong ngày. Một nhà sưu tập quan trọng của giai điệu ballad là Thomas D’Urfey, một người đàn ông đa tài năng, người đã viết kịch, bài hát, thơ ca, và hài kịch. Ông là một nhà soạn nhạc là tốt, nhưng đã dành nhiều nỗ lực của mình thích ứng và sắp xếp đã được các giai điệu còn tồn tại. Đó là từ các nguồn được in như thế này mà chúng ta có thể tìm thấy những giai điệu âm nhạc trong đó ballad nổi tiếng như “Up All Tails”, “Drive Cold Winter Away”, “Broom, các Bonny Broom, và hơn 1 chục tác phẩm khác.
Dù nguồn gốc hay đời sau của những giai điệu ballad như thế nào thì chúng đều có đặc điểm chung nhất định. Đó là xu hướng lặp đi lặp lại và có một logic du dương rất dễ thuộc, thu hút được công chúng yêu nhạc.
Ballad thường sử dụng các quy ước. Ví dụ như một câu hỏi và câu trả lời hoặc một mô hình của sự biến đổi và độ phân giải như thế tìm thấy trong âm nhạc của Bach hay Handel. Khi đã quen với các quy ước này thì rất dễ dàng để nhận biết ballad, có nghĩa là giai điệu rất dễ làm theo và dễ dàng tìm hiểu, ghi nhớ. Ngay cả những giai điệu ballad nổi tiếng cũng thế. Đặc điểm dễ thấy nhất là hình thức dòng nhạc bị phân mảnh, nhịp điệu lặp đi lặp lại và sự hấp dẫn có một mẫu số chung thấp nhất. Đây cũng là lý do các giai điệu ballad phổ biến trong văn hóa đại chúng, được hát bởi rất nhiều người với giới tính, lứa tuổi khác nhau.
Một bản ballad có cấu trúc tương đối ngắn chia thành từng câu và hát theo một câu chuyện như giai điệu, một số bản ballad mở rộng chỉ có vài dòng, theo từ điển thì một bản ballad là một bài thơ đơn giản dưới dạng thơ kể lại một số câu chuyện phổ biến , nhưng điều này vẫn không hoàn toàn chính xác, khi nhu cầu về cấu trúc stanzain được hoàn thành chỉ trong các bản Ballad quốc gia. Ballad chúng ta có thể hiểu rộng nhất có nghĩa là bất kì bài thơ kể một câu chuyện quan thuộc nào, hoặc một đoạn hát ngắn và không có đệm hoặc khiêu vũ.
Yếu tố quan trọng nhất trong một bài hát ballad là lyric. Thông thường lyric được chia thành nhiều verses một cách có vần điệu. Có thể kể đến một số ví dụ như: “Love to be loved by you” của Marc Terenzi và “Not me not I” của Delta Goodrem…
Ở thời điểm hiện tại, ballad đã bị pha trộn bởi nhiều thể loại nhạc khác để tạo thành rock ballad, ballad opera, folk ballad, pop ballad… Chính những màu sắc được pha trộn ấy lại tạo cho ballad sức sống riêng, điểm khác biệt riêng mà không bị nhàm chán.
>>> Xem thêm: Bức Tường – dấu lặng trong nền âm nhạc Việt Nam
Dù là một ban nhạc Rock nhưng Bức Tường có thể coi như một “dấu lặng” trong nền âm nhạc Việt Nam. Tại sao ư? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Có thể nói, Bức Tường là một trong những nhóm nhạc nam hoạt động và tồn tại lâu đời nhất ở thị trường âm nhạc Việt Nam. Bức Tường ra đời từ năm 1995 với thủ lĩnh là Trần Lập. Thể loại âm nhạc mà nhóm theo đuổi là rock, một thể loại còn mới ở Việt Nam vào thời điểm đó.
Nói về Bức Tường, các thành viên đều có điểm xuất phát là hoạt động nghệ thuật nghiệp dư chứ không hề được học bài bản ở các trường nghệ thuật. Bức Tường ban đầu có tên là The Wall với 5 thành viên là sinh viên của trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Họ gồm có Tuấn Hùng (chơi bass), Nguyễn Hoàng (guitar rhythm), Đức Hiệp (drums), Quang Hà (guitar lead) và cuối cùng là Trần Lập trong vai trò vocal chính của nhóm.
Ban đầu nhóm hoạt động và được biết đến trong phong trào ca nhạc sinh viên. Mãi đến sau này khi đi vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhóm mơi trở thành một trong những ban nhạc rock chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam.
Trần Lập từng chia sẻ về ý nghĩa của cái tên Bức Tường, nhóm lấy cái tên này do “Cái tên đó có một chút gì đó có chất xây dựng, một chút gì đó thô mộc nhưng có tính gắn kết bền vững và nối tiếp”.
Khi còn chơi nhạc trên sân khấu các trường Đại học, họ nhận được sự cổ vũ đầy nhiệt tình và máu lửa của hàng triệu sinh viên thời ấy. Bức Tường chính thức ra mắt khán giả cả nước với ca khúc We’re Bức Tường trong buổi thi đấu khai mạc chương trình SV96. Và rồi từ đó, nhóm bắt đầu dấn thân vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp đầy chông gai nhưng không kém ngọt bùi.
Tuy nhiên, bởi vì bước chân vào hoạt động chuyên nghiệp mà không có sự giúp đỡ từ bất cứ nguồn nào nên Bức Tường gặp rất nhiều khó khăn. Họ đã phải tự thu âm, tự tìm nhà phát hành, tự dán từng chiếc tem cho CD đầu tay. Họ cũng đã từng ngồi hàng giờ trước cổng VTV, thấp thỏm hy vọng vào các buổi ghi hình phát sóng để rồi phải thất vọng ra về. Thậm chí, họ đã từng phải biểu diễn dưới mưa mà quên đi nỗi lo nhạc cụ bị ướt. Lúc đó, chỉ có ngọn lựa của nhiệt huyết đang cháy chứ cát-xê nào bù lại cho cam.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn cùng nhau vượt qua tất cả. Nhưng lời chê bai không khiến cho Bức Tường dao động mà còn trở thành động lực để họ cố gắng nhiều hơn. “Tuổi trẻ hiếu thắng, ai chẳng thích ngọt, thích được khen”- Trần Lập thú nhận . Nhưng may mắn là các thành viên có niềm đam mê mãnh liệt với rock và tinh thần kỷ luật tốt nên khó khăn với họ không hề gì.
Ra đời trong thời điểm rock Việt vẫn còn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho riêng mình, Bức Tường thực sự là những chiến binh cô đơn. Họ cùng với Thủy Triều Đỏ và The Light đe lại cho khán giả yêu rock những món ăn tinh thần mới mẻ, tràn đầy sức sống và tinh thần thời đại. Sau đó các nhóm nhạc kia dần đi vào thời điểm thoái trào, chỉ còn mỗi Bức Tường vẫn bền bỉ và nỗ lực đi tiếp hành trình còn đang dang dở.
>>> Xem thêm: 5 Dòng Kẻ – nhóm nhạc nữ hoạt động lâu nhất trên thị trường âm nhạc Việt Nam
Với sự cố gắng của mình, Bức Tưởng không chỉ tạo ra được chỗ đứng trong lòng khán giả mà còn là ban nhạc có nhiều live show nhất tại Việt Nam. Bức Tường là nhóm nhạc đầu tiên ở Việt Nam có tour trình diễn xuyên Việt với 4 live show 9+ diễn ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và THÀNH PHỐ Hồ Chí Minh.
Vào ngày 25/4/2004, live show của Bức tường mở màn cho chuỗi chương trình Âm nhạc và những người bạn nổi tiếng trên VTV3. Tiếp đến là các đêm nhạc riêng như Những hòn đá lăn (2005), The Last Saturday (2006), Nhiệt (2011) và Dấu ấn (2013)…
Năm 2003, Bức Tường được chọn làm đại diện của âm nhạc Việt Nam đương đại tham dự Festival Khuôn mặt Việt Nam – Khuôn mặt Pháp ngữ được tổ chức tại thành phố Cahors ở miền Nam nước Pháp.
Bên cạnh đó, Bức Tường đã ra 5 album riêng là Tâm hồn của đá (2002), Vô hình (2003), Nam châm (2004), Ngày khác (2010) và Đất Việt (2014).
Trong suốt quá trình hoạt động, Bức Tường chỉ tạm dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2010. Còn ở thời điểm hiện tại, mặc dù không còn là một cái tên hot trong showbiz Việt nhưng họ vẫn là điểm tựa vững chắc, là nơi truyền cảm hứng cho các ban nhạc, ca sĩ lựa chọn thể loại rock.
Khi mới bắt đầu đi vào con đường nghệ thuật, Bức Tường chủ yếu đi theo thể loại hard rock power metal. Sau này, nhóm theo đuổi phong cách modern rock.
Những sáng tác của Bức Tường được công chúng yêu thích bởi ca từ giàu ý nghĩa, giàu tính nhân văn và đề tài đa dạng. Các ca khúc như: Rock xuyên màn đêm, Đường đến ngày vinh quang, Khám phá, Bình minh sinh viên 2000… nói lên sự khát khao tri thức của giới trẻ, những nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn của họ để vươn tới thành công. Còn Đôi bàn tay thì nói lên sự đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người. Người mông du là lời tâm sự của cô gái mù khi nói về số phận của những con người không may mắn trong xã hội.
Ngoài ghi dấu ấn với công chúng yêu nhạc bằng các ca khúc theo thể loại hard rock và power metal, bức tường còn mang đến cho người yêu nhạc những bản ballad da diết, khắc khoải. Đây là những ca khúc được nhiều khán giả yêu thích. Có thể kể đến như Bông hồng thủy tinh, Mắt đen, Nếu em hiểu…
Điểm nhấn trong âm nhạc của Bức Tường chính là chất dân gian trong rock. Cách xử lý đầy tính sáng tạo. Ví dụ như nhóm đã phối ca khúc Bài ca Sông Hồng theo âm hưởng dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, sử dụng âm thanh của cây đàn tính, thổi vào tinh thần nhạc rock đầy mới lạ, hiện đại. Lý kéo chai, Ra khơi… cũng là những ca khúc tương tự được phối cùng cách.
Những ca khúc được viết dựa trên những câu chuyện dân gian như Người đàn bà hóa đá (dựa trên sự tích nàng Tô Thị), Chuyện tình của Thủy Thần (Sơn Tinh, Thủy Tinh), Dấu vết nghiệt ngã (An Dương Vương xây thành Cổ Loa) cũng trở thành bài hát yêu thích của rất nhiều người.
Sự trở lại của Bức Tường vào năm 2010 vừa là sự bất ngờ vừa là niềm vui của rất nhiều hâm mộ Bức Tường khi họ tiếp tục được thưởng thức những tác phẩm âm nhạc thực sự có giá trị.
>>> Xem thêm: Những nhóm nhạc huyền thoại của Kpop